Mã QR Code

Thương hiệu: Phú Xuyên, Hà Nội
Mã sản phẩm: HKD-DVTIEN-01
Tò he truyền thống Tiên

Chứng nhận OCOP 4 sao 2020

Giá bán: 20.000 - 200.000 đ

THÔNG TIN NHÀ CUNG CẤP
Nhà cung cấp HỘ KINH DOANH ĐẶNG VĂN TIÊN
Địa chỉ Thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Website
Điện thoại 0836848571

Liên hệ đặt hàng

TÒ HE TRUYỀN THỐNG TIÊN

Nghệ nhân: Đặng Văn Tiên

Có 5 sản phẩm Tò he đạt chứng nhận OCOP 4 sao năm 2020, gồm:

  • Tò he bút chì
  • Tò he que
  • Tò he hình nặn con giống trong mẹt
  • Tò he hình nặn hoa hồng cắm lọ gốm
  • Tò he truyền thống hình nặn bánh cổ

 

TÒ HE là một trong các món đồ chơi dân gian của Việt Nam, có tuổi đời 400-500 năm. Nghề làm tò he ở làng Xuân La là niềm đam mê của người dân nơi đây. Các nghệ nhân, thợ nghề thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là vào dịp Tết Trung Thu, hay những nơi nào có đình đám, hội hè. Dần dần trải qua năm tháng, người dân làng Xuân La đã đem nghề đi khắp nơi, từ Bắc vào Nam. Sản phẩm tò he là đồ chơi thú vị, hấp dẫn trẻ em và cũng là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất làng quê Việt Nam. Chính nhờ nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà sản phẩm tò he làng Xuân La đã được giới thiệu, quảng bá tại nhiều nước trên thế giới và đã tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế.

 

Tò he không chỉ là đồ chơi dân gian của con trẻ, mà còn có thể ăn được rất an toàn. Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân: bột gạo, phẩm mầu, que tre. Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột.

Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc, màu đen thì dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá riềng hoặc lá trầu không; các màu sắc trung gian khác đều được phối từ bốn màu cơ bản trên. Ðiều đáng nói ở đây là màu rất bền, không bị loang ra, màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.

 

Vượt lên trên giới hạn của một nghề mưu sinh, nặn tò he ở Xuân La đã trở thành nét đẹp văn hóa dân gian, góp phần giáo dục cho nhiều thế hệ tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước về lịch sử, bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc Việt.

 

>>> Sản phẩm Tò he Phú Xuyên


Mã QR code sản phẩm: Quý khách cần Hình ảnh mã QR sản phẩm dùng cho ấn phẩm in (Print - High Resolution QR Codes), vui lòng liên hệ Zalo: 0866882921 để được hỗ trợ miễn phí



NGHỆ NHÂN THỔI HỒN VÀO TÒ HE

Đặng Văn Tiên (SN 1984 ở làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên), sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bố Tiên bị bệnh tai biến từ khi anh còn nhỏ nên mọi lo toan vất vả trong gia đình đặt lên vai mẹ anh, cuộc sống gia đình rất khó khăn.

 

Mỗi khi đi học về hoặc sau khi giúp mẹ làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi xong là anh lại ngồi cầm những cục bột được làm từ gạo nếp, say sưa sáng tạo theo trí tưởng tượng để nặn ra những con vật, những bông hoa, các loại quả hay các nhân vật trong truyện cổ tích, phim hoạt hình.

 

Đối với chàng trai trẻ, nặn tò he không chỉ là đam mê mà còn là nguồn thu nhập chính giúp anh có tiền trang trải học phí. Khi học hết trung học phổ thông, Tiên đã từng quyết tâm đi học nghề, thế nhưng chính ông ngoại lại truyền lửa cho anh và khuyên cháu trai hãy học nghề truyền thống mà cháu yêu thích. Kể từ đó, Tiên theo ông đi khắp các lễ hội, các tỉnh, thành từ Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ…

 

Thậm chí những khu vui chơi, bãi biển đều có dấu chân của hai ông cháu. Yêu thích nghề nặn tò he từ đó và say mê với mỗi hình thù do chính bàn tay mình làm ra, Tiên còn ghi chép không thiếu nơi nào anh đã đến, lễ hội nào anh đã trải qua và những gì anh chưa làm được để trong hành trình tương lai, anh sẽ quyết tâm thực hiện.

 

Đến tuổi trưởng thành, anh Tiên lập gia đình, lúc ấy trách nhiệm với gia đình, của người chồng, người cha càng khiến anh quyết tâm nhiều hơn. Anh trăn trở bài toán khó đặt ra: “Làm thế nào để gia đình vượt qua khó khăn vươn lên thoát khỏi cái nghèo?

 

Chỉ cần những nắm bột đủ màu sắc được làm từ gạo nếp qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân anh đã sáng tạo ra rất nhiều con tò he sinh động, nhìn giống như thật khiến không chỉ các em nhỏ và ngay cả những người lớn đều thích và bị thu hút bởi cái đẹp, sự trong sáng, thân thiện của những con tò he...

 

Dụng cụ hành nghề đơn giản chỉ là một tráp nhỏ bên trong là những cục bột đủ màu sắc, những que tre được vót cẩn thận tròn đều, cái lược nhỏ, cục sáp nến mà qua bàn tay người nghệ sỹ những cục bột ấy đã được anh Tiên thổi hồn trở thành những con tò he đủ màu sắc, muôn hình dáng tùy theo yêu cầu, sở thích của khách.

 

Để lưu giữ và phát triển làng nghề truyền thống của quê hương, anh luôn trăn trở, suy nghĩ từ thị trường đến việc thay đổi nguyên liệu làm “tò he” từ bột gạo nếp vừa chơi được lại vừa ăn được nhưng nhanh bị mốc, hỏng sau hai đến ba ngày. Anh đã tìm hiểu nghiên cứu thử dùng bột mì trộn với muối ẩm thì tốt nhưng bột nhanh khô quá, anh lại chuyển sang bột củ dong, bột trân châu thì thấy bột keo cứng, để được lâu.

 

Hiện nay anh Tiên đã chế tạo được loại bột cao cấp được coi là bí quyết riêng của làng nghề tò he có thể để được một năm mà không bị mốc, màu sắc lại đẹp hơn. Và cứ như thế những con tò he của anh được mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà chúng còn được xuất khẩu cả sang nước ngoài được nhiều người yêu thích...

@ TrangvangVietnam.top - Trang Vàng Việt Nam