Tò he nghệ nhân Đặng Văn Tẫn

Thương hiệu: Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Chứng nhận OCOP 4 sao năm 2020

Giá bán: 20.000 - 200.000 đ

THÔNG TIN NHÀ CUNG CẤP
Trang vàng Việt Nam
Địa chỉ H43, Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội
Website https://trangvang.top
Điện thoại 0866882921
Liên hệ đặt hàng



TÒ HE TRUYỀN THỐNG ĐẶNG VĂN TẪN

Nghệ nhân: ĐẶNG VĂN TẪN

Có 6 sản phẩm TÒ HE đạt chứng nhận OCOP 4 sao Hà Nội năm 2020, gồm:

  • Tò he truyền thống nặn hình con giống trên đế tre nứa
  • Tò he hình đôi rồng lưỡng long quy tụ
  • Tò he hình rồng phượng nặn trên đĩa
  • Tò he nặn hình tranh hai bà trưng khởi nghĩa
  • Tò he hình nặn 12 con giáp
  • Tò he hình hát quan họ trên thuyền rồng

 

Bột để làm tò he được làm từ gạo nếp, gạo tẻ trộn đều, ngâm nước, sau đó xay nhỏ, nhào kỹ đến khi không dính tay rồi nắm thành từng nắm nhỏ đem luộc chín. Theo các nghệ nhân, tỉ lệ trộn hai loại gạo và luộc bột là khâu quan trọng nhất. Bột phải dẻo, dễ nặn nhưng không được dính tay. Nếu làm bột không tốt, tò he thiếu độ kết dính và có thể bị rơi khỏi que tre khi thực hiện tạo hình.

 

Sau khi bột luộc xong sẽ được đem “đấu màu”. Cách tạo màu của người làm tò he rất độc đáo và không bao giờ sử dụng hóa chất. Người dân thường sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật. Màu đỏ lấy từ quả gấc hoặc dành dành, màu vàng làm từ củ nghệ hoặc hoa hòe, màu xanh lấy từ lá riềng hoặc lá chàm, màu đen dùng cây nhọ nồi. Từ những màu cơ bản này, người thợ còn pha chế, sáng tạo ra các màu trung gian khác thật hài hòa cho tò he.

 

Ở một số vùng miền, tò he còn được gọi là “con bánh” bởi các nghệ nhân thường nặn thành hình mâm cỗ, mâm ngũ quả để dâng cúng lên đình, chùa và gia tiên. Tò he được coi là một nét văn hóa đặc trưng riêng của văn hóa vùng Bắc Bộ. Ngày nay, tò he được lưu giữ bởi các nghệ nhân làng Xuân La thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Người dân nơi đây có bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn, tạo hình được nhiều sản phẩm tò he độc đáo được nhiều người trong nước và quốc tế yêu thích. Những ngày cuối tuần, khi đến phố đi bộ Hồ Gươm, bạn có thể chứng kiến những khách hàng trầm trồ thán phục khi dõi theo các động tác tạo hình khéo léo của người thợ làm tò he. Gần đây, một số nghệ nhân của làng Xuân La đã được mời xuất ngoại để giới thiệu với bạn bè quốc tế thú chơi đậm nét văn hóa dân gian của Việt Nam.

 

>>> Tò he truyền thống Phú Xuyên